Ngôi nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (tọa lạc ở ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp) nằm trong một khuôn viên rộng xum xuê cây trái, nào mít, bưởi, nào cam quýt, vú sữa đủ loại. Ngôi nhà này được xây dựng vào năm 1838, tính đến nay đã có tuổi đời gần 200 năm.
Từ ngoài sân nhìn vào du khách đã cảm nhận được vẻ cổ kính của ngôi nhà.
Nhà có 5 gian với kiến trúc kiểu chữ Đinh rất đẹp nên đã được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “cửu đại mỹ gia” ở Việt Nam. Ngôi nhà cổ này chính là điểm đến đầu tiên của du khách khi đến thăm nhà cổ ở Cái Bè.
Gian nhà nơi để thờ cúng ông bà tổ tiên.
Phía trước nhà được thiết kế theo kiểu song hồng, vừa tạo sự thoáng mát vừa giúp ngôi nhà sáng đón ánh sáng trời.
Ở trong nhà, các kèo, ô cửa, bao lan bằng gỗ có chạm khắc tinh xảo các hoa văn tùng, cúc, trúc, mai… và nhiều họa tiết đặc trưng văn hóa Nam bộ.
Nhà cổ ông Kiệt còn lưu giữ nhiều đồ cổ quý như bộ liễn đối khảm xà cừ, bộ bàn ghế với các hoa văn tinh tế, vật dụng bằng sứ…
Những món "đồ cổ" được lưu giữ trong nhà.
Những chiếc đèn cổ này vừa là vật trang trí, vừa là thiết bị chiếu sáng, giúp ngôi nhà cổ thêm nét lung linh, trầm mặc.